Khẩu trang y tế có dùng nhiều lần được không? Lưu ý gì khi sử dụng? Khẩu trang y tế được sử dụng hằng ngày, phổ biến với mọi người hiện nay, đặc biệt khi có dịch bệnh corona bùng phát mạnh mẽ. Vậy 1 khẩu trang y tế có thể tái sử dụng không và sử dụng bao nhiêu lần? Cùng tìm hiểu bên dưới.
1Khẩu trang y tế có thể dùng tối đa bao nhiêu lần?
Trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang y tế, nếu xét về tiêu chí tái sử dụng thì có 2 loại là khẩu trang y tế tái dùng nhiều lần và loại dùng 1 lần. Loại dùng 1 lần có giá rẻ, được bán phổ biến hơn, tiện dụng nên được sử dụng rộng rãi hơn cả.
Khẩu trang y tế loại dùng 1 lần thường có 1 – 3 lớp, được nhà sản xuất khuyến cáo chỉ dùng 1 lần, nếu tái dùng loại khẩu trang này, công dụng của nó sẽ giảm rất nhiều.
Hơn nữa, khẩu trang tháo ra để trong túi, trên bàn,… sẽ tăng độ nhiễm bẩn nếu đeo lên mặt sẽ làm da mặt bẩn hơn, tăng nguy cơ vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Khẩu trang y tế còn có loại chứa than họat tính được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của các nước Mỹ, Nhật, Hàn hoặc nhập khẩu từ các quốc gia này.
Khẩu trang này có các sợi than hoạt tính ngăn chặn được bụi bẩn, khí độc, vi khuẩn gây bệnh cảm cúm,… có thể dùng từ 1 – 2 lần nhưng cần bảo quản cẩn thận để hạn chế chất bẩn.
2Các loại khẩu trang y tế nên mua
Khẩu trang N95
Đây được đánh giá là loại khẩu trang bảo vệ tốt nhất với độ bảo vệ gần như 100%. Chúng có khả năng phòng tránh virus đến trên 95% vi hạt từ 0.3 micron trở xuống và ngăn vi khuẩn đạt 100%.
Bên cạnh đó, N95 còn có thể ngừa bụi và phấn hoa 100%. Tuy nhiên, khẩu trang này sẽ khó thở hơn cho người sử dụng (nếu khi đeo thấy dễ thở thì có thể đã đeo sai cách hoặc mua nhầm hàng giả).
Khẩu trang y tế
Loại này được khuyên dùng nhiều nhất bởi độ bảo vệ tầm cao 98% mà lại dễ thở, dễ mang hơn khẩu trang N95. Chúng có nhiều lớp, trong đó có màng chất lỏng giữ lại giọt hô hấp từ hơi thở người dùng, chống thấm nước.
Vì vậy, có thể ngăn ngừa đến hơn 95% virus và hơn 80% vi khuẩn trong môi trường. Ngoài ra, khả năng ngừa bụi và phấn hoa cũng có trong khẩu trang y tế với hơn 80% cho bạn đó.
Khẩu trang FFP1
Khẩu trang này có độ bảo vệ cao khoảng 99%, sử dụng trong môi trường làm việc ít bụi bẩn, có thể ngừa virus và vi khuẩn đến hơn 95%, đồng thời, lọc ít nhất 80% các hạt có kích thước lên đến 0,6 micron và giới hạn phơi nhiễm tại nơi làm việc không vượt quá 4 lần (OEL).
Ngoài ra, chúng còn có hơn 80% khả năng ngừa bụi và phấn hoa. Vì thế, khẩu trang FFP1 phù hợp cho ngành y tế, nông nghiệp, xây dựng và công nghiệp thực phẩm.
Khẩu trang Carbon
Loại này được đánh giá có mức độ bảo vệ tầm trung (hơn 70%), trong đó khả năng ngừa virus cũng như vi khuẩn chỉ chiếm 10%.
Bên cạnh đó, khẩu trang cũng có thể ngừa bụi và phấn hoa từ không khí trên 50%. Theo như thông số này thì khẩu trang Carbon ít được dùng trong trường hợp ngăn chặn virus Corona hơn so với các loại trên.
3Các lưu ý khi dùng khẩu trang y tế
Với khẩu trang y tế, nhà sản xuất đã khuyến cáo chỉ dùng 1 lần, bạn nên sử dụng chỉ 1 lần, không nên tái sử dụng nhiều lần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bảo vệ hệ hô hấp, làn da của mình tốt hơn.
Khi sử dụng khẩu trang y tế than hoạt tính nếu bạn tái dùng thêm 1 lần nữa thì nên hạn chế tiếp xúc với bề mặt của khẩu trang và bảo quản cẩn thận cho lần dùng tiếp theo để tránh bụi bẩn trên khẩu trang tăng thêm, gây hại khi đeo.
Khẩu trang y tế thường chỉ tránh được khói bụi, vi khuẩn độc hại nhưng không thể chống nắng được, có thể dùng kèm khẩu trang vải, loại này có tái sử dụng nhiều lần, đến khi nào vải rách hoặc cũ thì bạn bỏ đi.
Một nhược điểm của khẩu trang trang vải không thể chống vi khuẩn, bụi bẩn có kích cỡ siêu nhỏ nên mọi người cần sử dụng kết hợp với khẩu trang y tế.
Đối với khẩu trang loại vải như này, mọi người phải thường xuyên giặt, 1-2 ngày giặt một lần, cần giặt thường xuyên với xà phòng, phơi nắng để diệt khuẩn, loại bỏ chất bẩn.
Nguồn tổng hợp
Khẩu trang y tế có dùng nhiều lần được không? Lưu ý gì khi sử dụng? Khẩu trang y tế được sử dụng hằng ngày, phổ biến với mọi người hiện nay, đặc biệt khi có dịch bệnh corona bùng phát mạnh mẽ. Vậy 1 khẩu trang y tế có thể tái sử dụng không và sử dụng bao nhiêu lần? Cùng tìm hiểu bên dưới.
Reviewed by TIP_KIEN_THUC
on
April 26, 2020
Rating:
No comments: